Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Kinh doanh quốc tế chất lượng cao

Giới thiệu ngành đào tạo

- Sinh viên được huấn luyện các kỹ năng chuyên sâu về thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương, nghiệp vụ logistic và giao nhận hàng hóa ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh và sử dụng tốt tiếng Anh trong lĩnh vực ngoại thương. Đặc biệt, sinh viên được đào tạo bổ sung 06 nhóm học phần kỹ năng mềm nhằm hoàn thiện khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường sống đa dạng về văn hóa.

- Điểm khác biệt so với chương trình đại trà là (a) Quy mô lớp nhỏ (40 sinh viên); (b) CTĐT kế thừa và chọn lọc từ nhiều CTĐT từ nước ngoài (Hà Lan, Úc) (c) 60% các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành được dạy bằng tiếng Anh; (d) Giảng viên có trình độ cao (Tiến sĩ hoặc tốt nghiệp thạc sỹ ở nước ngoài) và có chọn lọc; (e) Giảng viên nước ngoài trực tiếp tham gia giảng dạy; (f) Nhiều cơ hội tham quan và thực hành thực tế tại các công ty đa quốc gia, Cảng vụ, công ty xuất nhập khẩu, và ngân hàng; (g) Phòng học có trang thiết bị tốt và có máy điều hòa; (h) Cơ hội đi trao đổi ngắn hạn và tìm kiếm học bổng du học nước ngoài. 

Vị trí việc làm

-Nhân viên/Quản lý phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.

-Nhân viên/Quản lý bán hàng.

-Nhân viên/quản lý phòng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.

-Chuyên viên phòng quản lý xuất nhập khẩu và/hoặc phòng quản lý dự án hay đầu tư quốc tế

-Nhân viên thanh toán quốc tế ở các công ty xuất nhập khẩu.

-Nhân viên giao nhận hàng hóa và logistic.

-Nghiên cứu viên/giảng viên.

-Nhân viên làm việc ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.  

Nơi làm việc

- Các công ty (tập đoàn) đa quốc gia;

- Các công ty kinh doanh, công ty xuất nhập khẩu trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài;

- Các công ty khai thác vận tải biển, logistics;

- Các đơn vị hải quan, cảng vụ (đường hàng không, vận tải biển);

- Các tổ chức tư vấn, đào tạo và nghiên cứu (các trường đại học và viện nghiên cứu);

- Các bộ phận kinh doanh ngoại hối, giao dịch quốc tế, thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại;

- Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs);

- Khởi nghiệp kinh doanh.

 

Tài chính – Ngân hàng chất lượng cao

Giới thiệu

- Ngành Tài chính - Ngân hàng (Chất lượng cao) đào tạo cử nhân có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm; tài chính trong công ty và công ty đa quốc gia.

- Ngành Tài chính - Ngân hàng trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ của chuyên viên kinh doanh ngân hàng và tài chính. Các kiến thức và kỹ năng được đào tạo trọng tâm bao gồm hoạt động của ngân hàng, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ bảo hiểm, và các nguyên lý tài chính tiền tệ. Bên cạnh đó, người học còn được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế và kinh doanh như là chính sách về kinh tế, tài chính và tiền tệ; kỹ thuật phân tích và tính toán trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và ngân hàng; ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong môi trường làm việc hội nhập kinh tế quốc tế và công nghệ 4.0; cũng như các kỹ năng mềm khác như là giao tiếp, tư duy và giải quyết vấn đề, làm việc độc lập và theo nhóm.

- Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng CLC được thiết kế theo hướng gắn hoạt động giảng dạy với doanh nghiệp, đồng thời hướng đến trang bị kỹ năng học tập và làm việc bằng tiếng Anh để giúp cho sinh viên hình thành kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Vị trí việc làm

- Chuyên viên kinh doanh và giao dịch viên tại các tổ chức tài chính;

- Chuyên viên thanh toán quốc tế;

- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính;

- Nhân viên kế toán và tài chính tại các doanh nghiệp;

- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như: Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Ngân hàng Nhà nước;

- Chủ đơn vị kinh doanh;

- Nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm/viện nghiên cứu về tài chính và ngân hàng.

Nơi làm việc

- Tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại, công ty tài chính và cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

- Công ty chứng khoán, bảo hiểm, doanh nghiệp;

- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như: Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng Nhà nước;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm và viện nghiên cứu.

- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm, viên nghiên cứu, và các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng.


Kinh doanh quốc tế

Giới thiệu ngành đào tạo

Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, và thái độ làm việc chuyên nghiệp sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế. Sinh viên được trang bị vững kiến thức chuyên môn sâu về hoạch định, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh quốc tế và chiến lược, đặc biệt là cho loại hình công ty đa quốc gia, bán hàng và tiếp thị quốc tế, tài chính quốc tế, và kinh doanh thương mại điện tử. Thêm vào đó, sinh viên còn được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, logistic, bảo hiểm ngoại thương, đàm phán, và thanh toán quốc tế. Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh trong lĩnh vực ngoại thương. 

Vị trí việc làm

- Nhân viên/quản lý phòng kinh doanh xuất nhập khẩu/thương mại của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Quản lý và giám sát bán hàng trong các công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhân viên/quản lý phòng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.

- Nhân viên/quản lý tại các công ty liên quan đến logistics (vận tải biển, các công ty giao nhận hàng hóa).

- Chuyên viên các cơ quan quản lý nhà nước, chẳng hạn như Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan và cảng vụ.

- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu.

- Nhân viên làm việc cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs).

Nơi làm việc

- Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Các doanh nghiệp logistics (cảng, giao nhận hàng hóa, bảo hiểm, vận tải, giao nhận hàng hóa).

- Các ngân hàng thương mại.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia.

- Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs).

- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài như: Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan, cảng vụ.

- Các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.


Tài chính – Ngân hàng

Giới thiệu

- Ngành Tài chính - Ngân hàng đào tạo cử nhân có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm; và lĩnh vực tài chính trong công ty.

- Ngành Tài chính - Ngân hàng trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ của chuyên viên kinh doanh ngân hàng và tài chính. Các kiến thức và kỹ năng được đào tạo trọng tâm bao gồm hoạt động của ngân hàng, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ bảo hiểm, và các nguyên lý tài chính tiền tệ. Bên cạnh đó, người học còn được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế và kinh doanh như là chính sách về kinh tế, tài chính và tiền tệ; kỹ thuật phân tích và tính toán trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và ngân hàng; ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong môi trường làm việc hội nhập kinh tế quốc tế và công nghệ 4.0; cũng như các kỹ năng mềm khác như là giao tiếp, tư duy và giải quyết vấn đề, làm việc độc lập và theo nhóm.

Vị trí việc làm

- Chuyên viên kinh doanh và giao dịch viên tại các tổ chức tài chính;

- Chuyên viên thanh toán quốc tế;

- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính;

- Nhân viên kế toán và tài chính tại các doanh nghiệp;

- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như: Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Ngân hàng Nhà nước;

- Nhân viên kế toán tại các cơ quan hành chính – sự nghiệp;

- Chủ đơn vị kinh doanh;

- Nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm/viện nghiên cứu về tài chính và ngân hàng.

Nơi làm việc

- Các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại, công ty tài chính và cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

- Công ty chứng khoán, bảo hiểm, doanh nghiệp;

- Các doanh nghiệp;

- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như: Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hành chính – sự nghiệp khác;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm và viện nghiên cứu.

 

Quản trị kinh doanh

Mục tiêu đào tạo

- Với mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành các nhà quản lý, nhà lãnh đạo tương lai của các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế, chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên các kiến thức về quản trị kinh doanh hiện đại và các kỹ năng cần thiết để quản lý toàn diện và phát triển công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế. Sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp theo sự phát triển của nền kinh tế thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu sử dụng lao động có trình độ cử nhân Quản trị kinh doanh.

- Về chương trình học, ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Cần Thơ cung cấp các kiến thức nền tảng về quản trị như quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị chiến lược, tâm lý quản lý và các kỹ năng nghề nghiệp như giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, quản trị sự thay đổi, phân tích môi trường kinh doanh. Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh còn được tạo điều kiện tiếp cận thực tiễn thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp cũng như được hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng tình huống trong kinh doanh để thực hành việc ra các quyết định kinh doanh ngay tại Phòng mô phỏng của Trường.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm tốt các vị trí sau:

- Chuyên viên tại các phòng bộ phận chức năng như kinh doanh, kế hoạch, sản xuất, marketing, phát triển thị trường, hỗ trợ và giao dịch khách hàng, … trong các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế;

- Tự tạo việc làm (tự lập doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân như phân tích, dự báo và tư vấn kinh doanh,…);

- Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh;

- Thăng tiến đảm nhận vị trí quản lý, giám đốc (hội đồng quản trị, giám đốc, giám đốc điều hành, …) hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân;

- Công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước;

- Công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài;

- Cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo và nghiên cứu (viện, trường, trung tâm) có liên quan đến kinh tế.

 

Kinh tế

Giới thiệu           

Chuyên ngành Kinh tế đào tạo cữ nhân có kiến thức kinh tế học chuyên sâu, kinh tế tài nguyên, nắm vững các lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế. Sinh viên được học các kiến thức về phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, thông tin kinh tế vĩ mô. Được trang bị kiến thức và mô hình kinh tế để phân tích diễn biến và xu hướng vận động của các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế. Có kiến thức về ứng dụng khoa học kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế ứng dụng, kinh tế học hành vi, kinh tế vùng và kinh tế học đô thị.

Vị trí việc làm

- Nhân viên, cán bộ quản lý kinh tế;

- Chuyên viên phân tích và tư vấn kinh tế;

- Chuyên viên phân tích và tư vấn về chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại thương;

- Chuyên gia phân tích, tư vấn về chính sách kinh tế;

- Nghiên cứu viên và giảng viên;

- Chuyên viên các cơ quan quản lý nhà nước: Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam.

Nơi làm việc

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính - sự nghiệp;

- Các chương trình/dự án kinh tế - xã hội;

- Các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh tế và chính sách kinh tế;

- Trường cao đẳng, đại học và các cơ sở nghiên cứu;

- Các quan quản lý nhà nước, như: Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. 

 

Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

Giới thiệu

Ngành Quản trị Dịch vụ Du Lịch & Lữ hành là ngành học mang nhiều tính ứng dụng hiện đại và có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Chương trình đào tạo (CTĐT) của ngành được cập nhật và gần với CTĐT của các trường đại học ở những nước phát triển. CTĐT ngành Quản trị Dịch vụ Du Lịch & Lữ hành được thiết kế nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành. Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý, kinh doanh tại đơn vị cung cấp dịch vụ và du lịch như khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, vui chơi giải trí và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Trong quá trình học các học phần chuyên ngành như Quản trị Dịch vụ & Du lịch, Quản trị Kinh doanh Lưu trú, Quản trị Kinh doanh Nhà hàng, Tổ chức sự kiện…vv.., sinh viên có nhiều cơ hội được tiếp cận thực tế từ những buổi thăm quan, kiến tập và thực tập tại các tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

Vị trí việc làm

- Chuyên viên tại các Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch: sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các trung tâm phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư thương mại du lịch cho địa phương nói chung và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và thương mại du lịch nói riêng.

- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý du lịch tại địa phương.

- Nhân viên, giám sát, quản lý tại các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, và giải trí.

- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Nơi làm việc

- Khách sạn - nhà hàng;

- Công ty lữ hành;

- Công ty tổ chức sự kiện;

- Khu vui chơi giải trí;

- Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch;

- Phòng Văn hóa thông tin;

- Trung tâm phát triển du lịch;

- Trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

 

Marketing

Giới thiệu

- Chương trình ngành Marketing được xây dựng nhằm đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Marketing. Sau khi hoàn thành chương trình này, người học có được phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực chuyên môn, kiến thức quản lý trong lĩnh vực marketing và yêu ngành nghề. Ngoài ra, người học sẽ có khả năng và ý chí lập thân, lập nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo trong các hoạt động chuyên môn tại các doanh nghiệp và địa phương, góp phần đóng góp phát triển địa phương, khu vực và cả nước.

- Người học sẽ được học các môn về lĩnh vực marketing và quản trị như nghiên cứu thị trường, xây dựng - tổ chức - thực hiện các kế hoạch chiến lược marketing, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp, quản trị bán hàng, hành vi khách hàng, hành vi tổ chức, phân tích hoạt động kinh doanh

Vị trí việc làm

- Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, quản trị thương hiệu, quản trị kênh phân phối, giám sát bán hàng khu vực tỉnh hoặc vùng trong các doanh nghiệp;

- Các vị trí Quản lý/Lãnh đạo như Trưởng/Phó Phòng Marketing, giám đốc bán hàng, giám đốc marketing, giám đốc thương hiệu, giám đốc kinh doanh trong các doanh nghiệp;

- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực marketing;

- Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân và làm chủ khởi nghiệp sáng tạo;

Nơi làm việc

- Các doanh nghiệp trong các tất cả các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, thương mại - dịch vụ;

- Các công ty quảng cáo, công ty truyền thông, công ty nghiên cứu thị trường;

- Các viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo tạo liên quan đến lĩnh vực Marketing..

 

Kinh doanh thương mại

Giới thiệu

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại tại Trường Đại học Cần Thơ sẽ trở thành những người làm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Cụ thể hơn, cử nhân Kinh doanh thương mại có khả năng làm việc và thành công trong công tác quản lý các hoạt động thương mại tại các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế như quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, tổ chức hoạt động bán hàng hiệu quả, xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng, định vị hoạt động kinh doanh của đơn vị sao cho thích ứng với sự năng động và thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.

- Về chương trình học, ngành Kinh doanh thương mại cung cấp các kiến thức nền tảng về thương mại như quản trị thương mại, quản trị mua hàng và lưu kho, quản trị chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, marketing thương mại, hành vi khách hàng và các kỹ năng nghề nghiệp như đàm phán, bán hàng hiệu quả, giải quyết vấn đề, quản trị sự thay đổi. Đặc biệt, sinh viên theo học ngành Kinh doanh còn được tạo điều kiện tiếp cận thực tiễn thông qua các hoạt động kiến tập và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp cũng như được hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng tình huống trong kinh doanh để thực hành việc ra các quyết định kinh doanh ngay tại Phòng mô phỏng của Trường.

Vị trí việc làm

- Nhân viên thuộc các bộ phận tổ chức kinh doanh thương mại, kinh doanh và xúc tiến các dịch vụ khách hàng, quản lý mua bán hàng, quản lý ngành hàng, giám sát bán hàng… ở các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế;

- Chuyên viên các cơ quan xúc tiến thương mại, các văn phòng đại diện thương mại, tham tán thương mại;

- Tự tạo việc làm (tự lập doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân như nhà phân phối, đại lý,…);

- Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo;

- Thăng tiến đảm nhận vị trí quản lý, giám đốc (hội đồng quản trị, giám đốc, giám đốc kinh doanh, …) hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh.

Nơi làm việc

- Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế (tư nhân, nhà nước, nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ;

- Các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia;

- Cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo và nghiên cứu (viện, trường, trung tâm) có liên quan đến kinh tế.

 

Kế toán

Giới thiệu

Ngành Kế toán đào tạo cử nhân kế toán có khả năng thiết kế, thực hiện và điều hành hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân hàng và các đơn vị kế toán khác. Sinh viên được học kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các chế độ kế toán hiện hành, các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê. Đồng thời, sinh viên còn được trang bị chuyên sâu kỹ năng về chuyên môn kế toán như: lập chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán; lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị; sử dụng phần mềm kế toán;…. để thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp, kho bạc nhà nước và các đơn vị kế toán khác.

Vị trí việc làm

- Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp, chương trình/dự án kinh tế - xã hội và các đơn vị kế toán khác: sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng thực hiện kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ.

- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán trong các công ty cung cấp dịch vụ, tư vấn tài chính – kế toán: sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến kiến và kỹ năng để đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị kế toán khác.

- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở nghiên cứu: sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, tài chính và kiểm toán.

Nơi làm việc

- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Các ngân hàng, các tổ chức tài chính và công ty kiểm toán;

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước khác;

- Các tổ chức hoạt động xã hội không sử dụng ngân sách Nhà nước;

- Chương trình/dự án về kinh tế - xã hội;

- Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính.

 

Kiểm toán

Giới thiệu ngành đào tạo

Ngành Kiểm toán đào tạo cử nhân kiểm toán có khả năng thiết kế, thực hiện và điều hành công tác kiểm toán tại các đơn vị kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước. Sinh viên được học kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán và các văn bản pháp quy có liên quan đến kiểm toán, kế toán, tài chính – thống kê. Đồng thời, sinh viên còn được trang bị kỹ năng chuyên sâu về chuyên môn để thực hiện quy trình kiểm toán độc lập trong doanh nghiệp, kiểm toán nhà nước và tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị kế toán khác.

Vị trí việc làm

- Kiểm toán viên độc lập: sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập trong nước và quốc tế, có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp;

- Kiểm toán viên nội bộ: sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị kế toán khác; có thể thực hiện công việc kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ trong nội bộ đơn vị, thực hiện kiểm tra tài chính, đánh giá kiểm soát nội bộ, tư vấn trong nội bộ đơn vị.

- Kiểm toán viên Nhà nước: sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tại các đơn vị kiểm toán nhà nước, có thể thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ như kiểm tra việc chấp hành các quy định, văn bản pháp luật, các chính sách do Nhà nước ban hành đối với từng lĩnh vực tại các đơn vị có sử dụng vốn và ngân sách nhà nước.

- Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp, chương trình/dự án kinh tế - xã hội và các đơn vị kế toán khác: sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ.

- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán trong các công ty cung cấp dịch vụ, tư vấn tài chính – kế toán; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.

- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu. Có thể đảm nhận công việc giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kiểm toán, kế toán.

Nơi làm việc

- Công ty kiểm toán độc lập trong nước và quốc tế và các đơn vị kiểm toán Nhà nước;

- Bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kế toán trong các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước, các tổ chức hoạt động xã hội không sử dụng ngân sách Nhà nước và các chương trình/dự án về kinh tế - xã hội; và

- Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán.

 

Kinh tế nông nghiệp

Giới thiệu ngành đào tạo

- Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Nông nghiệp thuộc Khoa Kinh tế được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu và phát triển ngành nông nghiệp với sự ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng.

- Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp đã được tổ chức ASEAN University Network (AUN) kiểm định chất lượng và chứng nhận đạt chuẩn đào tạo của các nước ASEAN nên bằng cử nhân Kinh tế nông nghiệp được công nhận chung trong khu vực.

Vị trí việc làm

Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Nhân viên/ Cán bộ quản lý kinh tế/Chuyên viên nghiên cứu: ở các cơ quan ban ngành các cấp; làm việc trong các tổ chức, các chương trình/dự án kinh tế - xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến phân tích định lượng, kinh tế học và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp;

- Nhân viên/ Quản lý trong các tổ chức kinh tế: tại các tổ chức kinh tế, đặc biệt là, các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp;

- Chuyên viên tư vấn trong các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

- Ngoài ra, Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Nơi làm việc

- Các loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt các công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản và dịch vụ nông nghiệp.

- Các phòng thuộc các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp, Liên minh Hợp tác xã và các hợp tác xã nông nghiệp.

- Các chương trình, dự án của chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo

- Các viện, trường cao đẳng, và đại học.

 

Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Giới thiệu

- Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng theo định hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường.

- Lý thuyết về kinh tế tài nguyên-môi trường ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc am hiểu cả về các nguyên nhân lẫn tìm ra cách giải quyết bằng chính sách đối với các vấn đề của môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu do con người gây ra. Kinh tế tài nguyên-môi trường đã được xem là công cụ để đánh giá các chính sách tài nguyên và môi trường trên toàn thế giới, ví dụ, trong việc tạo ra thị trường carbon, hoặc thiết kế các biện pháp can thiệp mới như chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES). Ngoài ra, từ các vấn đề khác như đa dạng sinh học, suy thoái hệ sinh thái và ô nhiễm không khí đến các vấn đề rộng hơn như liên kết giữa môi trường và phát triển kinh tế bền vững, việc ứng dụng các lý thuyết và công cụ của kinh tế tài nguyên-môi trường được cho là cách hữu hiệu duy nhất để cung cấp thông tin và hướng dẫn những người làm chính sách trong việc giải quyết những thách thức về vấn đề tài nguyên và môi trường.

- Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, sinh viên đạt được: (1) Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khỏe tốt, và có trách nhiệm với xã hội; Có kiến thức căn bản về kinh tế - xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; (2) Có khả năng phân tích kinh tế các giá trị tài nguyên thiên nhiên, các dự án về tài nguyên và môi trường, các chính sách môi trường và quản lý tài nguyên ở các cấp khác nhau, các chính sách thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; (3) Phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc. 

Vị trí việc làm

- Nhân viên/quản lý đảm nhiệm công tác tư vấn, quản lý, phân tích các vấn đề về môi trường và tài nguyên;

- Chuyên viên/quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, sở ban ngành có liên quan đến tài nguyên và môi trường;

- Nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề có liên quan đến tài nguyên và môi trường;

- Chuyên viên/quản lý tại các dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ về quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Nơi làm việc

- Doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến chính sách tài nguyên và môi trường;

- Tất cả các tổ chức và cơ quan Nhà nước có hoặc không sử dụng ngân sách Nhà nước liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường;

- Các ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty bất động sản liên quan đến chính sách tài nguyên và môi trường;

- Các dự án trong nước và quốc tế, đơn vị đào tạo và nghiên cứu liên quan đến tài nguyên và môi trường.

- Các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.

Chiêu sinh các khóa ngắn hạn

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Số lượt truy cập

12840050

TRƯỜNG KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3838831. Fax: 0292.3839168
Email: tkt@ctu.edu.vn